Nhân loại bắt đầu biết uống rượu vang từ bao giờ? Ai là người đầu tiên nghĩ ra cách làm rượu vang?
Ngay cả các nhà khảo cổ và nhân chủng học cũng đành chịu, không thể trả lời được một cách chính xác cho những câu hỏi đó. Người ta chỉ có thể đưa ra một vài giả thuyết, dựa trên những cổ vật hay chứng liệu tìm được.
Thí dụ, mới đây ở bên Hy Lạp, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những chum vại và vò nậm làm bằng đất nung bị vùi sâu dưới nhiều lớp đất, có lẽ là do một trân động đất. Dùng phương pháp khoa học để tính tuổi của các cổ vật này, họ biết là chúng đã được làm ra từ trên 5 ngàn năm trước, và ở bên trong những vò nậm đó, người ta thấy có cặn rượu vang còn sót lại.
Ở Ai Cập, cũng có khá nhiều tài liệu chứng tỏ rằng dân chúng đã biêt trồng nho và dung trái nho để làm rượu vang từ thời các vua Pharaon, tức là trước đây hơn 6 ngàn năm.
Trên những bức tường ở bên trong kim tự tháp nơi chôn dấu ngôi mộ cổ của vua Phtah-Hotep, người trị vì nước ai cập khoảng 4 ngàn năm trước Thiên Chúa giáng sinh, người ta thấy đã có những bức tranh vẽ lại cảnh dân chúng hái nho ép lấy nước, rồi cho lên men để làm rượu.
Như vậy, rượu vang đã là một sản phẩm khá thông dụng từ ít nhất sáu bảy ngàn năm trước đây tại vùng Trung Đông và Bắc Phi, rồi được phổ biến sang các nước dọc theo bờ phía Đông Địa Trung Hải.
Nhưng đến câu hỏi “ai là người đầu tiên sang chế ra rượu vang?” thì chẳng có một tài liệu lịch sử đáng tin cậy nào nói đến chuyện đó cả.
Câu Chuyện Ông Noah
Một câu chuyện truyền kỳ, bắt nguồn từ một đoạn trong Kinh Cựu Ước, kể lại rằng:
Trong thời thượng cổ, thế gian này đã có một lần phải trải qua một trận lụt khủng khiếp, một cơn đại hồng thủy, khiến cho tất cả mọi sinh vật sống trên mặt đất đều bị hủy diệt. Đó là vì hồi ấy nhân loại trở thành sa đọa, tội lỗi đến nỗi Chúa muốn hủy bỏ hết đi, để tạo dựng một lớp người mới, thanh sạch hơn, thay thế vào đó.
Chỉ có mỗi một gia đình còn trung thành với Chúa là gia đình ông Noah. Chúa bèn bảo ông đóng 1 chiếc tàu thật lớn, chứa đầy đủ lương thực và vật dụng, rồi tuyển lựa trong các loài sinh vật, mỗi loài 2 con, 1 đực 1 cái để đưa xuống tàu. Khi mọi việc đã hoàn tất, Chúa cho mưa lũ rơi liên tiếp trong 40 ngày và 40 đêm, làm chìm ngập và giết chết tất cả mọi vật.
Khi mưa tạnh và nước lụt rút dần đi, gia đình ông Noah lại đặt chân xuống đất liền để cầy cấy chăn nuôi tiếp tục cuộc sống. Lúc ấy ông thấy có rất nhiều cây nho mọc hoang dại ở khắp nơi và những chùm nho chín mọng thì thật là thơm tho ngon ngọt. Ông sai con cháu đi hái nho về để ăn dần. Nho đem về nhiều đến nỗi ăn không hết, ông bèn ép lấy nước uống.
Một hôm ông có việc phải đi xa khá lâu. Khi về đến nhà thì trời nóng bức, ông vừa mệt vừa khát nên nghĩ ngay đến chum nước nho ngọt mát mà ông đã cất đi để dành. Ông lấy ra uống ừng ực một hơi cho đã khát. Nhưng quái lạ, chất nước nho quen thuộc mọi khi hình như đã biến đổi khác hẳn, từ mùi đến vị. Có điều càng uông càng thấy ngon, kèm theo đó là một cảm giác ngà ngà, lâng lâng như người đi trên mây nên ông cứ mềm môi uống mãi cho đến khi buồn ngủ và đánh một giấc dài khoan khoái.
Và từ hôm đó, để có được thứ nước uống đem lại cho mình nhiều thích thú như vậy, ông cứ đem trái nho ép ra nước, rồi cất vào chỗ mát cho nó lên men, để thỉnh thoảng lấy ra uống dần. Như vậy, theo câu chuyện truyền kỳ này thì ông Noah chính là người đầu tiên đã tình cờ mà khám phá ra cách làm rượu vang.
Nói một cách đại cương, cách làm rượu vang chỉ giản dị có thế. Ông Noah đã đi theo 4 bước tiến căn bản như sau:
Đó là cách thức đơn giản nhất, từ thỏa sơ khai, nhưng dĩ nhiên việc sản xuất rượu vang để đưa ra thị trường không phaỉ dễ dàng như vậy. Làm rượu theo kiểu ông Noah thì có mớ được mớ không, có khi uống ngon, có lúc uống dở ẹc.
Lý do là vì tuy Thượng Đế đã phủ sẵn một lớp men lên vỏ trái nho để có thể biến thành rượu, nhưng men thiên nhiên thường hay bị biến thể và không tin cậy được, tức là không phải lúc nào cũng tạo ra được loại rượu mà người ta mong đợi.
Muốn tránh tình trạng bất trắc đó, các nhà làm rượu thường phải dùng men nhân tạo, được chế hóa theo công thức bền vững để phụ thêm, hoặc thay thế men thiên nhiên. Như vậy họ có thể biết chắc là khi nước nho biến thành rượu nó sẽ có được những đặc tính mà họ mong muốn và đã trù liệu trước.
Ngày nay, với những kinh nghiệm trong quá khứ và tiến bộ khoa học hiện đại, các nhà làm rượu có cả một loạt những dụng cụ và phương tiện kỹ thuật để làm rượu vang càng ngày càng thơm ngon và hấp dẫn hơn xưa
Ngay cả các nhà khảo cổ và nhân chủng học cũng đành chịu, không thể trả lời được một cách chính xác cho những câu hỏi đó. Người ta chỉ có thể đưa ra một vài giả thuyết, dựa trên những cổ vật hay chứng liệu tìm được.
Ở Ai Cập, cũng có khá nhiều tài liệu chứng tỏ rằng dân chúng đã biêt trồng nho và dung trái nho để làm rượu vang từ thời các vua Pharaon, tức là trước đây hơn 6 ngàn năm.
Trên những bức tường ở bên trong kim tự tháp nơi chôn dấu ngôi mộ cổ của vua Phtah-Hotep, người trị vì nước ai cập khoảng 4 ngàn năm trước Thiên Chúa giáng sinh, người ta thấy đã có những bức tranh vẽ lại cảnh dân chúng hái nho ép lấy nước, rồi cho lên men để làm rượu.
Như vậy, rượu vang đã là một sản phẩm khá thông dụng từ ít nhất sáu bảy ngàn năm trước đây tại vùng Trung Đông và Bắc Phi, rồi được phổ biến sang các nước dọc theo bờ phía Đông Địa Trung Hải.
Nhưng đến câu hỏi “ai là người đầu tiên sang chế ra rượu vang?” thì chẳng có một tài liệu lịch sử đáng tin cậy nào nói đến chuyện đó cả.
Câu Chuyện Ông Noah
Một câu chuyện truyền kỳ, bắt nguồn từ một đoạn trong Kinh Cựu Ước, kể lại rằng:
Trong thời thượng cổ, thế gian này đã có một lần phải trải qua một trận lụt khủng khiếp, một cơn đại hồng thủy, khiến cho tất cả mọi sinh vật sống trên mặt đất đều bị hủy diệt. Đó là vì hồi ấy nhân loại trở thành sa đọa, tội lỗi đến nỗi Chúa muốn hủy bỏ hết đi, để tạo dựng một lớp người mới, thanh sạch hơn, thay thế vào đó.
Khi mưa tạnh và nước lụt rút dần đi, gia đình ông Noah lại đặt chân xuống đất liền để cầy cấy chăn nuôi tiếp tục cuộc sống. Lúc ấy ông thấy có rất nhiều cây nho mọc hoang dại ở khắp nơi và những chùm nho chín mọng thì thật là thơm tho ngon ngọt. Ông sai con cháu đi hái nho về để ăn dần. Nho đem về nhiều đến nỗi ăn không hết, ông bèn ép lấy nước uống.
Một hôm ông có việc phải đi xa khá lâu. Khi về đến nhà thì trời nóng bức, ông vừa mệt vừa khát nên nghĩ ngay đến chum nước nho ngọt mát mà ông đã cất đi để dành. Ông lấy ra uống ừng ực một hơi cho đã khát. Nhưng quái lạ, chất nước nho quen thuộc mọi khi hình như đã biến đổi khác hẳn, từ mùi đến vị. Có điều càng uông càng thấy ngon, kèm theo đó là một cảm giác ngà ngà, lâng lâng như người đi trên mây nên ông cứ mềm môi uống mãi cho đến khi buồn ngủ và đánh một giấc dài khoan khoái.
Và từ hôm đó, để có được thứ nước uống đem lại cho mình nhiều thích thú như vậy, ông cứ đem trái nho ép ra nước, rồi cất vào chỗ mát cho nó lên men, để thỉnh thoảng lấy ra uống dần. Như vậy, theo câu chuyện truyền kỳ này thì ông Noah chính là người đầu tiên đã tình cờ mà khám phá ra cách làm rượu vang.
Nói một cách đại cương, cách làm rượu vang chỉ giản dị có thế. Ông Noah đã đi theo 4 bước tiến căn bản như sau:
- Hái một đống những chum nho chin đem về
- Bỏ chùm nho vào một thùng lớn hoặc vại lớn
- Nghiền hay ép vỡ trái nho cho nước nho chảy ra.
- Đợi một thời gian cho lớp men trên vỏ nho biến chất đường trong nước nho thành rượu.
Đó là cách thức đơn giản nhất, từ thỏa sơ khai, nhưng dĩ nhiên việc sản xuất rượu vang để đưa ra thị trường không phaỉ dễ dàng như vậy. Làm rượu theo kiểu ông Noah thì có mớ được mớ không, có khi uống ngon, có lúc uống dở ẹc.
Lý do là vì tuy Thượng Đế đã phủ sẵn một lớp men lên vỏ trái nho để có thể biến thành rượu, nhưng men thiên nhiên thường hay bị biến thể và không tin cậy được, tức là không phải lúc nào cũng tạo ra được loại rượu mà người ta mong đợi.
Muốn tránh tình trạng bất trắc đó, các nhà làm rượu thường phải dùng men nhân tạo, được chế hóa theo công thức bền vững để phụ thêm, hoặc thay thế men thiên nhiên. Như vậy họ có thể biết chắc là khi nước nho biến thành rượu nó sẽ có được những đặc tính mà họ mong muốn và đã trù liệu trước.
Ngày nay, với những kinh nghiệm trong quá khứ và tiến bộ khoa học hiện đại, các nhà làm rượu có cả một loạt những dụng cụ và phương tiện kỹ thuật để làm rượu vang càng ngày càng thơm ngon và hấp dẫn hơn xưa
Nguồn: ''Rượu vang - món quà thượng đế'' - Lê Văn